- Khả năng chống mài mòn do va đập: Bài thử nghiệm này đánh giá xem vải có thể chịu được lực trượt do va đập mà không bị hỏng hay không. Nếu vật liệu tạo ra một lỗ hơn hơn 5mm khi được kiểm tra bằng máy AART (Advanced Abrasion Resistance Tester - Máy kiểm tra khả năng chóng mài mòn tiên tiến), thì vậy liệu đó sẽ không đạt. Kết quả thử nghiệm bị tổn hại thấp nhất sẽ là cách phân loại vật liệu đó.
- Độ bền xé: Sử dụng mẫu là phẩn vải được cắt sẵn được "kéo ra" và đo lực cần thiết để xé thêm. Nếu đồ của bạn vô tình bị xé toạc bằng vật nhọn thì tiêu chuẩn này muốn đảm bảo là nếu cần xé vải thêm nữa sẽ rất khó khăn.
- Độ bền đường may - Độ bền được kiểm tra trên các đường may có cấu trúc chắc chắn. Được đo bằng lực cần thiết để xé toạc đường may. Bài kiểm tra cần đảm bảo là nếu bạn ngã khỏi xe, sau đó trượt đi, thì các đường may ở các vị trí quan trọng vẫn được kết nối.
- Độ ổn định về kích thước: Ở bài thử nghiệm này yêu cầu quần, áo phải được giặt 5 lần, không phải bằng máy giặt thông thường mà bằng máy giặt chuyên dụng để thử vải, với tốc độ nước, thể tích nước, tốc độ quay, nhiệt độ,... đều được điều chỉnh. Mục đích cho bài thử nghiệm này để đảm bảo quần áo của bạn không bị co lại theo thời gian/ số lần giặt, và để đảm bảo vừa vặn với các lớp bảo vệ bên trong áo luôn ở đúng vị trí. Độ co lại không được quá 5%, nếu không quần áo sẽ bị hỏng.
- Độ vô hại: Bài thử nghiệm này kiểm dịnh lượng hóa chất được sử dụng không nguy hiểm cho sức khỏe hoặc môi trường, ví dụ như thuốc nhuộm phải an toàn khi tiếp xúc với cơ thể, đảm bảo độ pH phải nhẹ nhàng với da va không gây kích ứng.
- Loại AAA, AA, A: có khả năng chống va đập và mài mòn.- Loại B: Chỉ có khả năng chống mài mòn.
- Loại C: Trên (CO) và Lớp C Dưới (CU) chỉ chứa một hoặc nhiều bộ bảo vệ va đập và do đó chỉ cung cấp khả năng bảo vệ va đập cho các khu vực được bảo vệ bởi các bộ bảo vệ va đập đi kèm.
QUẦN ÁO LOẠI AAA (EN17092-2:2020)
Loại AAA cung cấp mức độ bảo vệ lý tưởng cho các điều kiện khắc nghiệt và cung cấp khả năng chống mài mòn và bảo vệ va đập tối đa, thường được các tay đua chuyên nghiệp sử dụng trên và ngoài đường đua. Nhược điểm của quần áo xe máy loại AAA là độ thoải mái giảm, trọng lượng nặng.
QUẦN ÁO LOẠI AA (EN17092-3:2020)
Loại AA cũng cung khả va đập và mài mòn. Nhưng thấp hơn loại AAA. Loại AA được xem là cung cấp khả năng bảo vệ bảo vệ chống lại các rủi ro của nhiều hoạt động lái xe đa dạng nhất và cũng khác phục được sự khó chịu và hạn chế của loại AAA. Phù hợp để sử dụng hàng ngày và đi du lịch dài ngày.
QUẦN ÁO LOẠI A (EN17092-4:2020)
Quần áo loại A cung cấp mức độ bảo vệ tối thiểu cần thiết khỏi va đập và mài mòn; sử dụng vật liệu và kết cấu đáp ứng các yêu cầu thấp hơn so với quần áo được chứng nhận là loại AAA hoặc loại AA. Quần áo loại A lý tưởng cho việc sử dụng trong thành phố và những chuyến đi ngắn. Loại quần áo này nhẹ hơn, thoải mái và dễ di chuyển hơn.
QUẦN ÁO LOẠI B (EN17092-5:2020)
Quần áo này có khả năng chống mài mòn tương tự như loại A, nhưng không có khả năng bảo vệ chống va đập. Quần áo này được thiết kế để kết hợp với các bộ bảo vệ riêng biệt hoặc dây đai bảo vệ để bảo vệ toàn diện. Bạn nên sử dụng kết hợp với quần áo loại C để đảm bảo có cả khả năng chống mài mòn và va đập.
QUẦN ÁO LOẠI C (EN17092-6:2020)
Loại C dành cho quần áo bảo hộ chuyên dụng chỉ giữ những bộ bảo hộ chống va đập, thường thiết kế dưới dạng đồ lót (Under - CU) hoặc đồ ngoài (Over - CO). Lớp CU dành cho quần áo có lớp bảo vệ được mặc bên trong quần áo khác như dây bảo vệ, trong khi lớp CO dành cho quần áo được mặc bên ngoài quần áo khác. Những mặt hàng này chỉ chống sốc hay chống va đập, không chống mài mòn.